Home » Archives for tháng 9 2023
Địa chỉ IP hẳn không còn xa lạ với những người dùng Internet hiện nay. Tất cả mọi thiết bị, từ máy tính cá nhân tới máy chủ Server đều có mộ...
Một chiếc máy tính có thể hoạt động được là nhờ vào phần mềm hệ thống. Các phần mềm này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự vận hành của máy tính.
Vậy phần mềm hệ thống là gì? Cùng Surface Việt tìm hiểu các loại phần mềm hệ thống và phân biệt phần mềm hệ thống và phần phần mềm ứng dụng.
Phần mềm hệ thống sự tập hợp của những chương trình sử dụng để quản lý tài nguyên của máy tính và các thiết bị kết nối trực tiếp với máy tính. Nhờ đó, người dùng và phần mềm ứng dụng có thể tương tác được với máy tính một cách hiệu quả.
Có thể hiểu một cách khác, phần mềm hệ thống là phần mềm được thiết kế nhằm hỗ trợ người dùng có thể giao tiếp với phần cứng hay phần mềm các ứng dụng đã có sẵn trên máy tính. Thuật ngữ phần mềm máy tính được bao gồm tất cả các công cụ phát triển như trình biên dịch, trình liên kết và trình sửa lỗi.
Phần mềm hệ thống được chia làm 2 loại cơ bản là hệ điều hành và phần mềm điều khiển thiết bị:
Hệ điều hành là phần mềm hệ thống vô cùng quan trọng, nó có thể quản lý những thiết bị thuộc phần cứng, đồng thời điều hành những tài nguyên phần mềm đa dạng ở trên máy tính.
Tóm lại, hệ điều hành chính là cầu nối trung gian giúp cho người dùng có thể giao tiếp trực tiếp được với phần cứng của máy tính. Từ đó, tạo ra một môi trường giúp cho người dùng tiếp cận và phát triển được các ứng dụng của họ dễ dàng hơn.
Hiện nay, hệ điều hành không chỉ có phạm vi ở trên máy tính mà nó còn được mở rộng và áp dụng trên nhiều thiết bị di động thông minh khác như Microsoft Windows, Window Phone hay Android, Mac OS, IOS,....
Phần mềm điều khiển thiết bị còn có tên gọi khác như Driver, đây được xem như là cầu nối giữ phần mềm với phần cứng. Điều này giúp tạo ra sự tương tác giữa các chương trình của máy tính, hệ điều hành với các ứng dụng khác nhau hay với một thiết bị phần cứng nào đó.
Hiểu theo cách khác, phần mềm điều khiển thiết bị chính là để các phần cứng trên máy tính hiểu được chương trình và giao tiếp với nhau.
Phần mềm điều khiển thiết bị cũng giống như các chương trình máy tính khác, luôn cập nhật hoặc sẽ có các gói dịch vụ nhằm được hỗ trợ tiến hành sửa lỗi hay bổ sung thêm các tính năng mới,... Phần mềm điều khiển thiết bị cũng cần phải được cập nhật một cách thường xuyên để có thể đảo bảo tốt vai trò cũng như phát huy tốt mọi tác dụng của chúng.
Xem thêm: Core là gì? Intel là gì? Khái niệm Core, i3, i5, i7, i9 là gì?
Như đã phân tích ở trên, phần mềm hệ thống là phần mềm được thiết kế nhằm cung cấp nền tảng cho phần mềm khác. Các ví dụ về phần mềm hệ thống gồm: Các hệ điều hành (OS) như mac OS, GNU / Linux, Android và Microsoft Windows, phần mềm khoa học tính toán, công cụ tìm kiếm, công cụ trò chơi, tự động hóa công nghiệp và phần mềm như là một ứng dụng dịch vụ.
Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng có một sự liên kết tương chặt chẽ với nhau và được ứng dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, chúng có những sự khác biệt rõ ràng, cụ thể:
Tiêu chí so sánh | Phần mềm hệ thống | Phần mềm ứng dụng |
Cách sử dụng | Được sử dụng để quản lý, đồng thời điều khiển cả phần mềm ứng dụng. | Không thể thực hiện được các nhiệm vụ khi không thuộc vào phạm vi ứng dụng của riêng nó. |
Cách cài đặt | Cài đặt trực tiếp vào cùng thời điểm cài đặt hệ điều hành. | Chỉ được cài đặt khi người dùng có nhu cầu sử dụng. |
Thời gian triển khai | Khởi chạy ngay khi mở máy tính. | Chỉ hoạt động khi có yêu cầu của người dùng. |
Sự trừu tượng | Không thể tương tác với phần mềm khi chúng đang hoạt động. | Cho phép tương tác trực tiếp với các phần mềm. |
Sự phụ thuộc | Không phụ thuộc vào hành vi hoạt động của phần mềm khác. | Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. |
Mức độ phức tạp | Lập trình phức tạp. | Không quá phức tạp. |
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về phần mềm hệ thống là gì, tìm hiểu các loại phần mềm hệ thống. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm phần mềm hệ thống!