-

Địa chỉ IP là gì? Chi tiết cách xem địa chỉ IP của máy tính

tháng 3 05, 2024 |

Địa chỉ IP hẳn không còn xa lạ với những người dùng Internet hiện nay. Tất cả mọi thiết bị, từ máy tính cá nhân tới máy chủ Server đều có một địa chỉ IP riêng. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều người chưa biết được địa chỉ IP là gì? 

Vậy địa chỉ IP là gì? Có bao nhiêu loại IP? Cùng Surface Việt tìm hiểu khái niệm địa chỉ IP và cách xem địa chỉ IP của máy tính ngay sau đây nhé!

1/ Địa chỉ IP là gì

Địa chỉ IP (là viết viết tắt của Internet Protocol) tức là giao thức Internet. IP là một địa chỉ duy nhất mà mỗi thiết bị điện tử như máy tính, laptop, điện thoại chúng ta đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau thông qua mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.

2/ Địa chỉ IP là để làm gì?

Địa chỉ IP để cung cấp danh tính của các thiết bị được kết nối mạng, giúp các thiết bị sử dụng mạng Internet phân biệt và nhận ra nhau, từ đó có thể giao tiếp với nhau.

Ví dụ: khi gửi một kiện hàng cho một người bạn, bạn cần biết rõ địa chỉ chính xác của người đó để gửi. Và bạn cần ghi lại địa chỉ củ thể bằng cách tra cứu trong số danh sách địa chỉ mà bạn có.

Quy trình gửi dữ liệu qua mạng cũng tương tự với ví dụ ở trên. Tuy nhiên, thay vì dựa vào danh sách địa chỉ để tìm địa chỉ thì máy tính sẽ sử dụng các máy chủ DNS tìm kiếm một tên máy để tìm địa chỉ IP của nó. Ví dụ, khi nhập 1 trang web vào trình duyệt, như nra.com yêu cầu tải trang này được gửi đến các máy chủ DNS tìm kiếm tên máy chủ (nra.com) để truy tìm địa chỉ IP tương ứng của nó. Nếu không có đính kèm IP, máy tính sẽ không có đầu mối để tìm kiếm.

3/ Ưu và nhược điểm của địa chỉ IP

Ưu điểm của địa chỉ IP

  • IP là giao thức để kết nối, giao tiếp giữa các thiết bị mạng thông qua Internet.

  • IP giúp truy cập Internet được dễ dàng hơn.

  • Địa chỉ IP giúp người dùng thuận tiện quản lý hệ thống mạng đơn giản và chặt chẽ.

  • IP là một sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ mạng

Nhược điểm của địa chỉ IP


  • Thông tin của mỗi cá nhân dễ bị khai thác nếu không may bị kẻ xấu xâm nhập và phá hoại.

  • Hoạt động truy cập của người dùng sẽ bị lưu lại địa chỉ IP.

4/ Có bao nhiêu loại địa chỉ IP

Gồm có các loại địa chỉ IP như sau:

Địa chỉ IP công cộng

Địa chỉ IP công cộng (còn được gọi là IP Public) là địa chỉ do nhà cung cấp dịch vụ sử dụng để chuyển đi các yêu cầu Internet đến một gia đình hoặc tổ chức cụ thể. Đây là địa chỉ mà mạng gia đình hoặc tổ chức sử dụng để liên lạc với các thiết bị kết nối Internet khác, cho phép các thiết bị trong mạng truy cập mạng hoặc liên lạc trực tiếp với máy tính của người dùng khác.

Địa chỉ IP cá nhân 

Địa chỉ IP cá nhân (hay còn gọi là IP Private) là địa chỉ riêng sử dụng cho nội bộ mạng LAN như mạng gia đình, trường học, công ty. Khác với IP công cộng, IP cá nhân không thể kết nối với mạng Internet mà chỉ có các thiết bị trong mạng mới có thể giao tiếp với nhau được thông qua định tuyến router. Địa chỉ IP riêng được bộ tuyến gán tự động hoặc bạn có thể tự thiết lập lại bằng cách thủ công.

Địa chỉ IP tĩnh

Địa chỉ tĩnh hay còn gọi là IP Static, đây là địa chỉ IP cố định dành riêng cho một người hay nhóm người sử dụng mà thiết bị kết nối đến Internet của họ luôn luôn được đặt ở một địa chỉ IP. Thông thường IP tĩnh được cấp cho 1 máy chủ với một mục đích riêng như máy chủ web, mail,... để nhiều người có thể truy cập vào mà không làm gián đoạn các quá trình đó.

 Địa chỉ IP động

Địa chỉ IP động (hay còn được gọi là IP Dynamic) có nghĩa là địa chỉ IP của máy tính có thể thay đổi. Trường hợp không sử dụng các dịch vụ đặc biệt cần dùng IP tĩnh, khách hàng thường chỉ được ISP gán cho các địa chỉ IP khác nhau sau mỗi lần kết nối hoặc trong một phiên kết nối sẽ được đổi thành các IP khác. Hành động cấp IP động của ISP nhắm tiết kiệm nguồn địa chỉ IP đang cạn kiệt hiện nay. Khi một chiếc máy tính không kết nối vào mạng Internet thì nhà cung cấp sẽ sử dụng IP đó để cấp cho một người khác.

5/ Cách xem địa chỉ IP trên máy tính

Có 5 cách để xem địa chỉ IP trên máy tính Windows như sau:

Xem địa chỉ IP bằng Command Prompt

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run > Gõ tìm Cmd và nhấn OK.

Bước 2: Gõ câu lệnh ipconfig ở cửa sổ lệnh và nhấn Enter

Bước 3: Địa chỉ IP riêng hiển thị sau IPv4 Address.

Xem địa chỉ IP bằng thanh Taskbar

Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng trên thanh Taskbar.

Bước 2: Chọn Open Network & Internet settings

Bước 3: Chọn Open Network and Sharing Center.

Bước 4: Nhấn vào tên của mạng tại Connections

Bước 5: Tiếp tục ấn vào Details

Bước 6: Địa chỉ IP riêng của bạn sẽ hiển thị tại IPv4 Address

Cách xem địa chỉ IP bằng Task Manager (trên Windows 8 và Windows 10)

Bước 1: Click chuột phải vào thanh Taskbar chọn Task manager

Bước 2: Tại phần Performance, bạn chọn wifi hoặc Ethernet (mạng dây) và xem IP tại IPv4 Address.

Xem thêm:

Xem địa chỉ IP bằng Powershell

Bước 1: Ấn tổ hợp phím Windows + R và gõ Powershell, sau đó ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter để vào Powershell chế độ Administrator.

Bước 2: Gõ câu lệnh Get-NetIpAddress và nhấn Enter.

Bước 3: Xem địa chỉ IP của bạn tại dòng IP Address.

Xem địa chỉ IP bằng Network & Internet Settings

Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng mạng, tiếp đến chọn Open Network & Internet Settings

Bước 2: Tại mục Status, bạn nhấn vào Change Connection Properties.

Bước 3: Xem IP của bạn ở dòng IPv4 Address.

Kết bài

Trên đây là chia sẻ của tôi về địa chỉ IP là gì và chi tiết các cách xem địa chỉ IP của máy tính. Hy vọng bài viết đã giúp bạn bổ sung những kiến thức cần thiết trong cuộc sống!



Đọc tiếp…

Phần mềm hệ thống là gì? Tìm hiểu các loại phần mềm hệ thống

tháng 9 18, 2023 |

Một chiếc máy tính có thể hoạt động được là nhờ vào phần mềm hệ thống. Các phần mềm này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự vận hành của máy tính.

Vậy phần mềm hệ thống là gì? Cùng Surface Việt tìm hiểu các loại phần mềm hệ thống và phân biệt phần mềm hệ thống và phần phần mềm ứng dụng.Phần mềm hệ thống là gì? Xem các ví dụ chính xác nhấtThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Phần mềm hệ thống là gì? Xem các ví dụ chính xác nhất


1/ Phần mềm hệ thống là gì?

Phần mềm hệ thống sự tập hợp của những chương trình sử dụng để quản lý tài nguyên của máy tính và các thiết bị kết nối trực tiếp với máy tính. Nhờ đó, người dùng và phần mềm ứng dụng có thể tương tác được với máy tính một cách hiệu quả.


Có thể hiểu một cách khác, phần mềm hệ thống là phần mềm được thiết kế nhằm hỗ trợ người dùng có thể giao tiếp với phần cứng hay phần mềm các ứng dụng đã có sẵn trên máy tính. Thuật ngữ phần mềm máy tính được bao gồm tất cả các công cụ phát triển như trình biên dịch, trình liên kết và trình sửa lỗi.

2/ Phần mềm hệ thống bao gồm

Phần mềm hệ thống được chia làm 2 loại cơ bản là hệ điều hành và phần mềm điều khiển thiết bị:

Hệ điều hành 

Hệ điều hành là phần mềm hệ thống vô cùng quan trọng, nó có thể quản lý những thiết bị thuộc phần cứng, đồng thời điều hành những tài nguyên phần mềm đa dạng ở trên máy tính.

Tóm lại, hệ điều hành chính là cầu nối trung gian giúp cho người dùng có thể giao tiếp trực tiếp được với phần cứng của máy tính. Từ đó, tạo ra một môi trường giúp cho người dùng tiếp cận và phát triển được các ứng dụng của họ dễ dàng hơn.

Hiện nay, hệ điều hành không chỉ có phạm vi ở trên máy tính mà nó còn được mở rộng và áp dụng trên nhiều thiết bị di động thông minh khác như Microsoft Windows, Window Phone hay Android, Mac OS, IOS,....

Phần mềm điều khiển thiết bị

Phần mềm điều khiển thiết bị còn có tên gọi khác như Driver, đây được xem như là cầu nối giữ phần mềm với phần cứng. Điều này giúp tạo ra sự tương tác giữa các chương trình của máy tính, hệ điều hành với các ứng dụng khác nhau hay với một thiết bị phần cứng nào đó.

Hiểu theo cách khác, phần mềm điều khiển thiết bị chính là để các phần cứng trên máy tính hiểu được chương trình và giao tiếp với nhau. 

Phần mềm điều khiển thiết bị cũng giống như các chương trình máy tính khác, luôn cập nhật hoặc sẽ có các gói dịch vụ nhằm được hỗ trợ tiến hành sửa lỗi hay bổ sung thêm các tính năng mới,... Phần mềm điều khiển thiết bị cũng cần phải được cập nhật một cách thường xuyên để có thể đảo bảo tốt vai trò cũng như phát huy tốt mọi tác dụng của chúng.

Xem thêm: Core là gì? Intel là gì? Khái niệm Core, i3, i5, i7, i9 là gì?

3/ Ví dụ về phần mềm hệ thống

Như đã phân tích ở trên, phần mềm hệ thống là phần mềm được thiết kế nhằm cung cấp nền tảng cho phần mềm khác. Các ví dụ về phần mềm hệ thống gồm: Các hệ điều hành (OS) như mac OS, GNU / Linux, Android và Microsoft Windows, phần mềm khoa học tính toán, công cụ tìm kiếm, công cụ trò chơi, tự động hóa công nghiệp và phần mềm như là một ứng dụng dịch vụ.

4/ Phân biệt phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng

Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng có một sự liên kết tương chặt chẽ với nhau và được ứng dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, chúng có những sự khác biệt rõ ràng, cụ thể:


Tiêu chí so sánh

Phần mềm hệ thống

Phần mềm ứng dụng

Cách sử dụng

Được sử dụng để quản lý, đồng thời điều khiển cả phần mềm ứng dụng.

Không thể thực hiện được các nhiệm vụ khi không thuộc vào phạm vi ứng dụng của riêng nó. 

Cách cài đặt

Cài đặt trực tiếp vào cùng thời điểm cài đặt hệ điều hành.

Chỉ được cài đặt khi người dùng có nhu cầu sử dụng.

Thời gian triển khai

Khởi chạy ngay khi mở máy tính.

Chỉ hoạt động khi có yêu cầu của người dùng.

Sự trừu tượng

Không thể tương tác với phần mềm khi chúng đang hoạt động.

Cho phép tương tác trực tiếp với các phần mềm.

Sự phụ thuộc

Không phụ thuộc vào hành vi hoạt động của phần mềm khác.

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Mức độ phức tạp

Lập trình phức tạp.

Không quá phức tạp.

5/ Kết bài

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về phần mềm hệ thống là gì, tìm hiểu các loại phần mềm hệ thống. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm phần mềm hệ thống!



Đọc tiếp…

Hướng dẫn cách đăng nhập zalo trên máy tính đơn giản nhất

tháng 5 19, 2023 |

 Việc đăng nhập Zalo trên máy tính giúp bạn dễ dàng nhắn tin trò chuyện với bạn bè, người thân, trao đổi công việc với đồng nghiệp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Ngoài ra, bạn có thể truyền file giữa điện thoại và máy tính, laptop một cách dễ dàng.

Dưới đây là 3 cách đăng nhập Zalo trên máy tính, nếu quan tâm bạn có thể tham khảo!

Zalo Web là gì?

Zalo web là một phiên bản khác của ứng dụng Zalo trên điện thoại hay máy tính cho phép người dùng sử dụng các tính năng chat ngay trên các trình duyệt web chẳng hạn như Google Chrome, Microsoft Edge, Firefox, Cốc Cốc,...

Khi người dùng đăng nhập chat zalo và sử dụng zalo web trên máy tính thì vẫn có thể gửi hình ảnh, video, chat, call video, phân loại các danh sách bạn bè, quản lý nhóm chat dễ dàng,... Việc này giúp bạn không bị gián đoạn khi nhận hay gửi tin nhắn khi gặp sự cố trên các ứng dụng mà không cần thiết phải cài đặt phần mềm khi sử dụng.

Ưu điểm của Zalo đăng nhập PC, máy tính

  • Bạn có thể vừa làm việc vừa nhắn tin cùng bạn bè.

  • Không cần phải tải thêm ứng dụng gây nặng máy

  • Không cần thiết phải thêm điện thoại để đăng nhập

  • Máy tính có thể tự động lưu mật khẩu, trừ trường hợp bạn chọn đăng nhập.

  • Sẽ được thông báo cho người dùng khi cần sử dụng điện thoại

  • Dễ dàng để đăng nhập và sử dụng ngay cả khi sử dụng mật khẩu.

Cách đăng nhập Zalo web trên máy tính không cần tải phần mềm nhanh chóng

Đăng nhập Zalo bằng mã QR code

Bước 1: Mở trình duyệt và truy cập Zalo trên máy tính: chat.zalo.me

Bước 2: Chọn mục của mã QR. Trang chủ sẽ hiện ra mã QR xác minh cho tài khoản của bạn.

Bước 3: Bạn mở ứng dụng Zalo trên điện thoại => Chọn Thêm => Nhấn vào biểu tượng mã QR trên góc phải màn hình đồng thời hướng camera về phía mã QR đang hiện diện trên máy tính.

Bước 4: Cuối cùng, bạn chỉ việc nhấn Đăng Nhập để xác nhận. Như vậy là bạn đã hoàn thành cách mở Zalo trên máy tính.

Cách đăng nhập Zalo web bằng số điện thoại và mật khẩu

Bước 1: Mở trình duyệt rồi truy cập vào trang chủ của Zalo trên máy tính: chat.zalo.me

Bước 2: Nhập chính xác số điện thoại, mật khẩu và mã xác nhận. Sau đó nhấn Đăng nhập mật khẩu

Bước 3: Chọn 3 người bạn mà bạn đã từng nhắn tin hay gọi điện bằng Zalo để xác nhận. Tiếp đến chọn trả lời.

Đăng nhập Zalo Web bằng việc gửi yêu cầu đăng nhập

Bước 1: Mở trình duyệt và truy cập vào trang chủ của Zalo trên máy tính: chat.zalo

Bước 2: bạn điền số điện thoại Zalo và chọn Gửi yêu cầu đăng nhập.

Bước 3: Cuối cùng bạn chọn Xác nhận đăng nhập > OK, như vậy là bạn đã đăng nhập ứng dụng zalo thành công.

Cách đăng nhập Zalo trên máy tính, PC bằng phần mềm

Tải Zalo về máy tính, laptop

Đăng nhập vào ứng dụng Zalo trên máy tính, laptop, trước tiên bạn phải tải ứng dụng trên trang chủ của zalo. Nếu không biết trang chủ của nó bạn có thể vào Google để tìm kiếm dễ dàng hơn. Tại màn hình chính bạn chỉ cần nhấp vào "Window" để tải về máy và cài đặt là hoàn thành.

Bước 1: Truy cập vào website https://zalo.me/pc để cài đặt phần mềm Zalo cho máy tính Windows hoặc Mac OS (Macbook)

Bước 2: Nhấn đúp chuột để mở phần tập tin vừa tải về để tiến hành việc cài đặt vào máy tính.

Bước 3: Phần mềm sau khi được cài đặt xong thường xuất hiện ngay trên màn hình Desktop. Bạn khởi động phần mềm và đăng nhập để sử dụng.

Đăng nhập Zalo bằng mã QR code

Bước 1: Mở phần mềm Zalo trên máy tính hay PC đã cài đặt. Chọn QUÉT MÃ QR.

Bước 2: Bạn mở ứng dụng Zalo trên điện thoại > Nhấn vào biểu tượng mã QR trên góc phải màn hình, rồi hướng camera về phía mã QR trên máy tính.

Bước 3: Cuối cùng, bạn nhấn Đăng Nhập để xác nhận.

Đăng nhập Zalo từ số điện thoại và mật khẩu

Bước 1: Đầu tiên bạn cũng mở phần mềm Zalo trên máy tính, PC đã cài đặt.

Bước 2: Nhập chính xác số điện thoại của bạn, mật khẩu và mã xác nhận. Sau đó nhấn Enter để hoàn thành đăng nhập.

Bước 3: Chọn 3 người đã từng liên lạc qua Zalo và chọn Trả lời.

Đăng nhập bằng cách gửi yêu cầu đăng nhập 

Cách làm này khá nhanh và hiệu quả ,dễ dàng hơn cho các bạn không rành về cách quét mã QR 

Bước 1: Trên trang chủ của Zalo bạn nhập số điện thoại vào.

Bước 2: Bạn chọn mục gửi yêu cầu đăng nhập. Ngay lúc đó màn hình máy tính sẽ xuất hiện yêu cầu xác thực robot, bạn hãy chọn đúng theo yêu cầu.

Bước 3: Trên điện thoại hiện thông báo Xác nhận đăng nhập cho Zalo. Bạn chọn:

  • Xác nhận việc đăng nhập để đồng ý đăng nhập từ Zalo Web

  • Hoặc từ chối để không đồng ý đăng nhập từ ZAlo Web

Tạm kết

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách đăng nhập Zalo máy tính, PC. Nếu thấy cách làm nào dễ thì bạn có thể lựa chọn 1 trong những cách làm trên mỗi khi mở Zalo trên máy tính. Chúc bạn có thêm một trải nghiệm thú vị ứng dụng Zalo trên máy tính.

Đọc tiếp…